Description
Tùy vào đặc điểm của môi trường làm việc mà xu hướng chọn chất liệu, kiểu dáng, màu sắc áo thun đồng phục cũng có sự thay đổi.
1. Áo thun đồng phục cho môi trường làm việc ngoài trời
Những công việc hoạt động ngoài trời thường chịu tác động trực tiếp của ánh nắng. Cơ thể sẽ khó chịu vì nóng bức, ra nhiều mồ hôi. Khi đó chất liệu may áo thun đồng phục nên ưu tiên khả năng thấm hút, đảm bảo thoáng khí như vải CVC (vải 65/35), vải 100% cotton (vải sợi bông tự nhiên). Có thể ưu tiên dáng áo thun không cổ (cổ tròn, cổ tim…) để đảm bảo thoải mái.
Xem thêm: May đồng phục
Về màu sắc, ưu tiên các gam màu sáng như màu trắng, hồng, vàng, kem… Bởi áo thun màu sáng hấp thụ bức xạ nhiệt kém hơn áo thun màu sẫm. Kéo theo đó là làm giảm khả năng hấp thụ các tia nhiệt, giúp cơ thể có cảm giác mát hơn.
2. Áo thun đồng phục cho môi trường văn phòng
Chọn áo thun đồng phục cho môi trường làm việc văn phòng thường dễ dàng hơn do ít bị ảnh hưởng bởi tác động mưa, nắng. Chất liệu áo thun đảm bảo mềm mại như vải thun lạnh, thun polo, thun cá sấu, thun cá mập sẽ rất phù hợp với môi trường này. Màu sắc áo thun đồng phục văn phòng có thể lựa chọn sao cho phù hợp với phong cách của đơn vị.
Xem thêm: áo đồng phục công ty
Áo thun cho môi trường văn phòng
Không gian văn phòng đòi hỏi sự nghiêm túc, lịch sự nên các mẫu áo thun đồng phục có cổ là lựa chọn lý tưởng.
Xem thêm: công ty thiết kế và may đồng phục công ty
3. Áo phông đồng phục cho môi trường năng động
Ở những môi trường làm việc năng động như nhà máy, phục vụ nhà hàng hay quán ăn thì nên chọn áo thun đồng phục thế nào? Ngoài đáp ứng tiêu chí đẹp, bền thì đồng phục áo thun trong môi trường này cần ưu tiên về chất liệu vải. Cụ thể là đòi hỏi về khả năng co giãn tốt (ưu tiên co giãn 4 chiều) để đảm bảo thoải mái khi vận động, làm việc thuận lợi và năng suất hơn.
Với môi trường này thì bạn có linh động chọn lựa áo thun có cổ hoặc không cổ tùy vào phong cách của từng đơn vị.